Các doanh nghiệp buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử, thay thế hóa đơn giấy truyền thống từ ngày 1-7-2022. Những lợi ích nào khiến việc sử dụng hóa đơn điện tử trở thành quy định bắt buộc?
Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 vừa được Quốc hội thông qua, từ ngày 1-7-2022, các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Đây được đánh giá là chính sách quyết liệt, tăng cường tính minh bạch và giúp cơ quan thuế theo dõi, giám sát các hoạt động kinh tế…
Đặc biệt, về phía doanh nghiệp, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ mang đến nhiều lợi ích cốt lõi, từ tiết kiệm chi phí đến đổi mới cách thức vận hành.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Để sử dụng hóa đơn giấy truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều khoản chi phí như: In ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn… Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thuế, chi phí cao nhất mà doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in là khoảng 2.500 đồng/tờ hóa đơn. Chi phí cao nhất đặt in hóa đơn là 2.000 đồng/tờ hóa đơn.
Trong khi đó, một hóa đơn điện tử chỉ có giá từ khoảng 300 đồng. Chưa kể, doanh nghiệp sẽ không tốn chi phí vận chuyển hay lưu trữ. Như vậy ước tính, loại hóa đơn này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí so với hóa đơn giấy.
Cùng với đó, thời gian giao - nhận hóa đơn sẽ được rút ngắn từ vài ngày xuống vài phút bởi toàn bộ quy trình viết và xuất hóa đơn đều được thực hiện trên máy tính. Sau vài cú click chuột, bên mua hàng sẽ nhận được hóa đơn tại bất kỳ nơi nào, chỉ cần có kết nối internet.
Ngăn chặn tình trạng làm giả hóa đơn
Đối với hóa đơn điện tử, cơ quan thuế sẽ sử dụng một mã xác thực riêng. Cụ thể, người bán sẽ lập hóa đơn, ký điện tử rồi gửi lên hệ thống của cơ quan thuế. Sau đó, cơ quan này sẽ cấp một mã số duy nhất và gắn lên hóa đơn điện tử đó. Vì vậy, đây là loại hóa đơn không thể làm giả.
Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc hóa đơn thông qua mã số trên bằng cách truy cập website của nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để đối chiếu, kiểm tra.
Giảm thủ tục hành chính
Một trong những đầu việc chiếm nhiều thời gian và công sức tại các doanh nghiệp là thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mỗi quý. Tuy nhiên, với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp không cần phải lập báo cáo trên bởi mọi thông tin đều được Tổng cục Thuế lưu trữ qua hệ thống phần mềm.
Giải pháp hóa đơn điện tử đoạt Giải vàng quốc tế
Là doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã xây dựng và phát triển nhiều giải pháp công nghệ hiện đại, ưu việt, trong đó phải kể đến hóa đơn điện tử VNPT e-invoice.
Giải pháp này cho phép khách hàng kết nối nhanh chóng với các phần mềm có sẵn của doanh nghiệp như phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán. Nhờ vậy, quá trình xuất hóa đơn diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thống kê, báo cáo, xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế…, từ đó tiết kiệm đáng kể thời gian lập tờ khai thuế.
VNPT e-invoice được phát triển dựa trên những công nghệ bảo mật hiện đại, gia tăng mức độ an toàn đối với dữ liệu của khách hàng.
Cụ thể, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên máy chủ đặt tại hệ thống trung tâm dữ liệu (IDC) của VNPT đạt chuẩn Tier3 quốc tế và nhiều lớp bảo mật firewall. Vậy nên, dữ liệu sẽ được tự động sao lưu, không bao giờ bị mất và có thể tải lại bất cứ lúc nào. Đặc biệt, khi sử dụng VNPT e-invoice, doanh nghiệp sẽ được lưu trữ miễn phí dữ liệu hóa đơn trong 10 năm.
Như một sự khẳng định cho chất lượng vượt trội của VNPT e-invoice, giải pháp này vừa giành Giải vàng tại hạng mục Giải thưởng Đột phá về quản lý tài chính tại Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương 2020. Đây là một giải thưởng quốc tế uy tín, đánh dấu bước vươn mình của giải pháp công nghệ Việt Nam ra thị trường thế giới.
Theo Hà Nội Mới
0 Nhận xét